Bảo hiểm tai nạn công trình mức 100 triệu
Như chúng ta biết Bảo hiểm tai nạn công trình có tầm quan trọng lớn, đảm bảo lợi ích cho người lao động. Tuy vậy nhiều người còn thắc mắc hoặc chưa hiểu rõ về loại bảo hiểm này. Bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp nói chung và bảo hiểm tai nạn công trình mức 100 triệu chia sẻ rủi ro với người lao động không may gặp nạn và chia sẻ trách nhiệm pháp lý đối với người sử dụng lao động. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về một số quy định cũng như những quyền lợi khi mua bảo hiểm tai nạn công trình mức 100 triệu.
Đối tượng bảo hiểm và số tiền bảo hiểm tối thiểu:
- Đối tượng bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người lao động thi công trên công trường theo quy định của pháp luật.
- Số tiền bảo hiểm tối thiểu trong trường hợp bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường là một trăm (100) triệu đồng/người/vụ.
Bảo hiểm nạn mức bồi thường 100 triệu
Phạm vi bảo hiểm tai nạn mức bồi thường 100 triệu:
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường, trừ các trường hợp không thuộc trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Điều 5 Thông tư này.
Phí bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm tai nạn mức 100 triệu:
Phí bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường được quy định như sau:
BIỂU PHÍ BẢO HIỂM ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
THI CÔNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 329/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính)
Biểu phí bảo hiểm năm
Loại nghề nghiệp (*) | Phí bảo hiểm/người (Tỷ lệ % trên 100 triệu đồng) |
Loại 1 | 0,6 |
Loại 2 | 0,8 |
Loại 3 | 1,0 |
Loại 4 | 1,2 |
Biểu phí bảo hiểm ngắn hạn:
Thời hạn bảo hiểm | Phí bảo hiểm/người (Tỷ lệ % trên phí bảo hiểm năm) |
Đến 3 tháng | 40 |
Từ trên 3 tháng đến dưới 6 tháng | 60 |
Từ trên 6 tháng đến dưới 9 tháng | 80 |
Từ trên 9 tháng đến dưới 12 tháng | 100 |
(*) Phân loại nghề nghiệp:
Loại 1: Lao động gián tiếp, làm việc chủ yếu trong văn phòng, bàn giấy hoặc những công việc tương tự ít đi lại khác. Ví dụ: kế toán, nhân viên hành chính.
Loại 2: Nghề nghiệp không phải lao động chân tay nhưng có mức độ rủi ro lớn hơn loại 1, đòi hỏi phải đi lại nhiều hoặc bao gồm cả lao động chân tay nhưng không thường xuyên và lao động chân tay nhẹ. Ví dụ: kỹ sư dân dụng, cán bộ quản lý thường xuyên đến công trường.
Loại 3: Những nghề mà công việc chủ yếu là lao động chân tay và những công việc có mức độ rủi ro cao hơn loại 2. Ví dụ: kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện, công nhân làm việc trên công trường.
Loại 4: Những ngành nghề nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn và không được quy định ở ba loại nghề nghiệp trên.
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm tai nạn công trình mức 100 triệu:
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường bao gồm các tài liệu sau:
- Thông báo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và yêu cầu bồi thường do bên mua bảo hiểm lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm bao gồm:
- a) Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm (nếu có), hợp đồng lao động ký giữa người được bảo hiểm và người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- b) Các văn bản yêu cầu bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động (nếu có).
- Tài liệu chứng minh người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động (Bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính):
- a) Biên bản điều tra tai nạn lao động do cơ quan có thẩm quyền lập theo quy định của pháp luật (nếu có). Trường hợp người lao động bị tai nạn giao thông và được xác định là tai nạn lao động thì phải có biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông do các cơ quan có thẩm quyền lập theo quy định của pháp luật.
b) Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau: Giấy chứng thương; Giấy ra viện; Giấy chứng nhận phẫu thuật; Hồ sơ bệnh án; Giấy chứng tử và Giấy xác nhận quyền thừa kế hợp pháp (trong trường hợp người lao động chết).- c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa (đối với trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ năm phần trăm (5%) trở lên).
- d) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ của các cơ sở y tế chứng minh việc điều trị thương tật do tai nạn lao động của người lao động (bản gốc).
- Tài liệu chứng minh người lao động bị thương tật, chết do bệnh nghề nghiệp:
a) Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại do cơ quan có thẩm quyền lập, trường hợp biên bản xác định cho nhiều người thì hồ sơ của mỗi người lao động phải có bản trích sao. - b) Giấy ra viện (trường hợp không điều trị tại bệnh viện thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp); Giấy chứng nhận phẫu thuật; Hồ sơ bệnh án; Giấy chứng tử và Giấy xác nhận quyền thừa kế hợp pháp (trong trường hợp người lao động chết).
- c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa (đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường theo Bảng trả tiền bồi thường bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường theo quy định tại Phụ lục số 12 ban hành kèm theo Thông tư này).
- d) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ của các cơ sở y tế chứng minh việc điều trị thương tật do bệnh nghề nghiệp của người lao động.
- Tài liệu chứng minh các khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng đã thực hiện bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm (nếu có).
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin qua https://dailybaohiem.com.vn/
– website cung cấp và tư vấn dịch vụ bảo hiểm uy tín trong cả nước.
Hi vọng những chi sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về bảo hiểm tai nạn công trình mức 100 triệu. Chúc bạn cùng người thân, gia đình an tâm vui sống mỗi ngày!